Nám da là một rối loạn tăng sắc tố da mặt phổ biến ở các chị em, đặc trưng bởi các mảng tăng sắc tố phân bố đối xứng ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt là da mặt. Một số phương pháp điều trị nám da, chẳng hạn như chất làm trắng, lột da bằng hóa chất, laser,.. liệu bạn đã biết về phương pháp tiêm nám. Cùng tìm hiểu chi tiết về phương pháp này qua bài viết dưới đây nhé.
Phương pháp tiêm nám là gì?
Tiêm nám chính là đưa các tính chất đặc trị vào vùng da bị nám, để loại bỏ hắc sắc tố ở những vùng da sậm màu. Để phương pháp trở nên hiệu quả còn phụ thuộc vào tinh chất mà bạn sử dụng. nếu áp dụng đúng cách làn da sẽ được cải thiện đều màu, da trắng sáng hơn.
>>Xem ngay: Nám Khói Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Lợi ích của việc tiêm nám
- Trị nám hiệu quả, giúp da được cải thiện lâu dài
Dưỡng chất khi đi vào da sẽ gây ức chế quá trình tổng hợp hắc sắc tố làn da được đều màu hơn. Với phương pháp tiêm nám sẽ giúp loại bỏ những đốm nâu trên mặt hiệu quả, không để tình trạng nám tái phát lại.
- Không đau rát khi xâm lấn
Lợi ích của việc tiêm nám đó chính là không đau rát, xâm lớn so với lăn kim, bắn laser hay phương pháp trị nám khác. Các bác sĩ sẽ đưa các dưỡng chất vào da thông qua ống xi lanh, với phương pháp này nên chọn những nơi uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao để tránh gây ra những tác dụng phụ không đáng có.
- Hiệu quả ngay lần đầu khi điều trị
Khi tiêm các dưỡng chất vào bạn sẽ cảm nhận được nám trên da mặt mờ dần. Kết quả rõ sau 1 liệu trình tiêm nám. Bên cạnh đó nám mờ, ngoài ra còn cung cấp các khoáng chất, vitamin giúp da được cấp ẩm và là da khỏe từ sâu bên trong, ngăn ngừa tình trạng nám quay trở lại.
- Không để lại sẹo sau khi tiêm
Quá trình tiêm nám không gây tổn thương hay xâm lấn sâu vào da mặt do vậy sẽ không để lại sẹo. Sau khi kết thúc phương pháp tiêm nám, bạn có thể sinh hoạt bình thường.
Tiêm trị nám có nguy hiểm không?
Bên cạnh đó phương pháp tiêm nám vẫn có một số hạn chế mà bạn cần lưu ý:
>Xem ngay: Phác đồ điều trị nám– Hành trình lấy lại làn da trắng sáng mịn màng
-
Tiêm nám có mức chi phí cao hơn so với các phương pháp khác
-
Hiệu quả của việc tiêm nám phụ thuộc vào thuốc, liều lượng cũng như tay nghề của bác sĩ khi thực hiện.
Tiêm trị nám sẽ an toàn hơn nếu bạn chọn cho mình một cơ sở thẩm mỹ uy tín, an toàn. Việc tự mua các tinh chất về tiêm tại nhà hoặc thực hiện ở các cơ sở không uy tín sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến làn da của bạn. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi điều trị nám nhé.
Những thành phần có trong tiêm nám
Trong các liệu pháp tiêm điều trị nám, thường sử dụng một số thành phần chính sau đây:
-
Glutathione: Đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm sáng da và ngăn ngừa sự hình thành của melanin, nguyên nhân chính gây ra nám da.
-
Vitamin C: Giúp làm sáng da và cải thiện độ đều màu của da. Vitamin C cũng hỗ trợ sản xuất collagen, giúp da trở nên mịn màng và săn chắc hơn.
-
Tranexamic Acid: Một thành phần quan trọng trong điều trị nám, giúp ngăn chặn sự hình thành melanin và làm giảm các vết nám.
-
Alpha Arbutin: Đây là một dẫn xuất tự nhiên của hydroquinone, giúp làm sáng da và làm mờ các vết thâm nám.
-
Niacinamide (Vitamin B3): Giúp làm sáng da và giảm sự xuất hiện của các vết nám. Niacinamide cũng có tính năng chống viêm và tăng cường chức năng bảo vệ của da.
-
Kojic Acid: Một chất làm sáng da tự nhiên, giúp ngăn chặn sự hình thành melanin và làm mờ các vết thâm nám.
Các thành phần này thường được kết hợp trong các công thức tiêm để đạt hiệu quả tối ưu trong việc điều trị nám và cải thiện tình trạng da. Tuy nhiên, việc tiêm trị nám cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tiêm nám có tác dụng phụ gì không?
Tiêm trị nám có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc làm mờ các vết nám và cải thiện sắc tố da, tuy nhiên, cũng có thể đi kèm một số tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến khi tiêm trị nám:
-
Phản ứng dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với các thành phần trong thuốc tiêm, gây ra các triệu chứng như đỏ, sưng, ngứa hoặc phát ban.
-
Nhiễm trùng: Nếu không tuân thủ đúng quy trình vệ sinh và tiệt trùng, việc tiêm có thể gây nhiễm trùng tại chỗ tiêm.
-
Bầm tím và sưng: Sau khi tiêm, có thể xuất hiện bầm tím và sưng tại chỗ tiêm. Thường thì những triệu chứng này sẽ tự biến mất sau vài ngày.
-
Thay đổi màu da: Một số người có thể gặp phải tình trạng tăng hoặc giảm sắc tố da tại vùng tiêm, dẫn đến tình trạng da không đều màu.
-
Đau và khó chịu: Một số người có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu tại chỗ tiêm.
-
Tác dụng phụ toàn thân: Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số người có thể gặp phải tác dụng phụ toàn thân như buồn nôn, chóng mặt, hoặc mệt mỏi.
-
Sẹo: Trong một số trường hợp, việc tiêm có thể gây sẹo, đặc biệt nếu quy trình không được thực hiện đúng cách.
Cách chăm sóc da sau khi tiêm điều trị nám
Chăm sóc da sau khi điều trị nám:
- Trong 5 ngày đầu tiên sau khi điều trị, tuyệt đối không rửa mặt bằng nước nóng hoặc nước ấm.
- Tránh trang điểm trong giai đoạn đầu vì nó có thể gây kích ứng và mẩn đỏ da.
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm có tính tẩy hoặc bào mòn da.
- Tránh ăn các loại đồ ăn có tính cay, nóng, đồ uống có ga, cồn, và thực phẩm có tính kích thích cao. Hạn chế ăn hải sản, trứng, thịt bò, rau muống… trong 2 tuần sau khi điều trị để tránh gây tổn thương cho da.
- Không chạm tay lên mặt hoặc tự ý bóc vảy, hãy để vảy tự bong để không để lại sẹo trên da.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thường xuyên sử dụng kem chống nắng có SPF từ 20 trở lên, đội mũ rộng vành, đeo kính khi ra ngoài (kể cả trong những ngày không nắng) trong và sau khi điều trị ít nhất từ 6 – 12 tháng.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và tăng cường bổ sung rau quả tươi vào thực đơn hàng ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp tiêm nám
Tiêm nám là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi hiệu quả nhanh chóng và lâu dài. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
-
Lựa chọn cơ sở uy tín: Nên chọn cơ sở thẩm mỹ có bác sĩ da liễu tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và được cấp phép hoạt động đầy đủ.
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá tình trạng da và tư vấn loại thuốc tiêm phù hợp.
-
Báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe: Bao gồm các bệnh lý nền, dị ứng thuốc, đang sử dụng thuốc,… để bác sĩ có thể cân nhắc và tư vấn phù hợp.
-
Ngưng sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm nám hoặc gây ra tác dụng phụ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ngưng sử dụng các loại thuốc này trước khi tiêm.
-
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nên hạn chế ra ngoài trời nắng hoặc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên ít nhất 1 tuần trước khi tiêm.
Hiện nay, trên thị trường làm đẹp có nhiều cơ sở thẩm mỹ viện khiến nhiều khách hàng băn khoăn trong việc lựa chọn. Thẩm Mỹ Ula sẽ đưa ra cho các bạn những địa chỉ uy tín và đáng tin cậy giúp bạn có những phương pháp điều trị nám da như tiêm nám, pell da…. Nếu nám đang làm bạn lo lắng, hãy yên tâm đến với các địa chỉ thẩm mỹ viện uy tín để sở hữu cho mình một làn da trắng mịn và tươi trẻ.