Sẹo rỗ đáy tròn là một trong những loại sẹo khó điều trị và tốn thời gian nhất. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả. Hãy cùng Thẩm mỹ Ula tìm hiểu các phương pháp điều trị loại sẹo rỗ này tốt nhất hiện nay nhé!
Dấu hiệu nhận biết sẹo rỗ đáy tròn
Bên cạnh sẹo rỗ đáy nhọn, đáy vuông, thì sẹo rỗ đáy tròn (rolling scars) là một trong những loại sẹo phổ biến thường gặp. Loại sẹo này có đặc điểm giống như những vết lõm trên da. Rộng khoảng 4 – 5mm. Bề sẹo nông và rỗng. Màu sẹo trùng với màu da. Dưới đáy sẹo có những dải xơ gắn lớp bì với lớp dưới da.
> Xem ngay: Sẹo rỗ đáy vuông là gì? Nguyên Nhân & Cách điều trị hiệu quả
Sẹo rỗ đáy tròn thường xuất hiện ở hai bên má và dưới quai hàm. Sự hình thành sẹo rỗ đáy tròn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, chân sẹo sẽ ngày càng xơ cứng và rất khó chữa trị dứt điểm.
Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ đáy tròn
Có nhiều nguyên nhân hình thành sẹo rỗ đáy tròn. Dưới đây là những nguyên nhân chính:
-
Sẹo rỗ đáy tròn thường gặp ở người bị mụn trứng cá viêm. Khi người bệnh làm vỡ những ổ mụn viêm, sẽ gây phá hủy cấu trúc da, tạo thành những vết sẹo rỗ chân tròn. Tình trạng mụn viêm càng nặng thì khả năng bị sẹo rỗ càng cao.
-
Một số người tự nặn mụn sai cách hoặc đi nặn mụn ở các spa kém chất lượng làm da bị tổn thương và gây ra sẹo rỗ đáy tròn.
-
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây nên sẹo rỗ đáy tròn như di chứng nốt thủy đậu hoặc bỏng,…
Sẹo càng để lâu càng khó chữa, vậy nên khi làn da bị tổn thương do mụn hoặc xuất hiện các vết sẹo rỗ, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu hoặc thẩm mỹ viện uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả.
Phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy tròn hiệu quả
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy tròn khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Hãy cùng Thẩm mỹ Ula tìm hiểu 8 phương pháp điều trị sẹo rỗ dưới đây nhé!
Liệu pháp Laser
Laser là liệu pháp điều trị hữu hiệu cho loại sẹo rỗ đáy tròn. Hiện có 2 liệu pháp laser điều trị sẹo rỗ là:
-
Liệu pháp Laser mài mòn: Liệu pháp này sử dụng ánh sáng năng lượng cao để loại bỏ các lớp da bên ngoài, đồng thời kích thích da sản sinh collagen mới.
-
Laser không mài mòn: Sử dụng nhiệt để kích thích sản sinh collagen mới trong da mà không làm tổn thương lớp da bên ngoài.
Cả 2 liệu pháp này đều nhằm kích thích da tăng sinh collagen nội sinh, từ đó cải thiện tình trạng vết sẹo. Tùy theo mức độ sẹo mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn liệu pháp điều trị phù hợp.
-
Ưu điểm: Khoảng 5 – 6 lần điều trị, làn da bạn sẽ được cải thiện đáng kể tới 70%.
-
Nhược điểm: Sau mỗi lần điều trị, da có thể bị sưng đỏ, đau rát. Nếu không được chăm sóc tốt sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu tay nghề bác sĩ không cao, có thể gây bỏng da, làm sẹo trở nên nặng hơn. Chi phí điều trị sẹo rỗ bằng laser thường cao hơn so với các phương pháp khác.
Lăn kim/ Phi kim
Các nghiên cứu cho thấy sẹo rỗ đáy tròn đáp ứng tốt với liệu pháp lăn kim/phi kim. Phương pháp lăn kim/phi kim cũng có điểm tương đồng với laser ở chỗ tạo ra những tổn thương giả trên da, từ đó kích thích da tự chữa lành.
Điểm khác biệt là lăn kim không sử dụng nhiệt mà sử dụng vi kim để hình thành tổn thương giả vuông góc với bề mặt da. Từ đó, kích thích tế bào sản sinh các sợi liên kết. Đồng thời, bổ sung lượng collagen nhằm phục hồi cấu trúc da.
-
Ưu điểm: Ít gây tổn thương trên da; giúp giảm cả thâm nám và làm se khít lỗ chân lông. Bệnh nhân không cần nghỉ dưỡng quá lâu.
-
Nhược điểm: Chỉ hiệu quả với sẹo rỗ đáy tròn thể nhẹ. Chi phí điều trị cũng khá cao.
Bóc tách đáy sẹo
Như chúng ta đã biết rằng, sẹo rỗ đáy tròn hình thành do các sợi mô xơ cứng và chai lì bám chặt vào lớp bề mặt da khiến da bị lõm xuống. Nếu không cắt đứt những sợi chân sẹo rỗ đáy tròn, sẹo rỗ sẽ trở lại sau một thời gian.
Bởi vậy, thủ thuật bóc tách sẹo sẽ đáp ứng được việc cắt bỏ các chân sẹo, giúp bề mặt da được giải phóng, làm sẹo đầy lên tự nhiên. Hiện nay, bóc tách đáy sẹo là phương pháp điều trị sẹo rỗ được nhiều người lựa chọn.
-
Ưu điểm: Cải thiện được sẹo sâu, sẹo lâu năm; Tình trạng sẹo rỗ được cải thiện ngay sau lần điều trị đầu tiên; Liệu trình điều trị ngắn.
-
Nhược điểm: Phương pháp này là một thủ thuật khó. Đòi hỏi bác sĩ da liễu phải có chuyên môn và trình độ tay nghề cao, nếu không sẽ gây biến chứng cho người điều trị sẹo.
Cấy da
Cấy da là phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả cao và an toàn, có thể điều trị cho trường hợp sẹo lâu năm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng đầu kim chuyên biệt phá vỡ các mô liên kết sẹo. Tạo vết thương giả, nhằm kích thích da sản sinh collagen. Sau đó, cấy tinh chất collagen tươi vào da. Từ đó, sẹo rỗ đáy tròn sẽ được làm đầy lên, da căng bóng, sáng mịn.
-
Ưu điểm: Cải thiện được 90% tình trạng sẹo lõm, sẹo rỗ. Vừa làm phẳng sẹo, vừa tái tạo da, không tác động quá sâu lên các lớp da nên an toàn, nhanh phục hồi.
-
Nhược điểm: Gây đau rát và chảy máu nhẹ. Cần chăm sóc da kỹ sau mỗi lần điều trị.
Mài da
Đây là phương pháp loại bỏ lớp da cũ hư tổn, thay thế lớp da mới mịn màng hơn bằng cách sử dụng thiết bị chuyên biệt. Mài da rất hiệu quả trong việc điều trị sẹo nông, điển hình là sẹo rỗ đáy tròn.
-
Ưu điểm: Hiệu quả với sẹo mới; da sẽ trở nên mịn màng, tươi sáng hơn.
-
Hạn chế: Sau khi mài da, làn da sẽ nhạy cảm với ánh nắng. Nên cần phải được chăm sóc, bảo vệ kỹ lưỡng. Da có thể bị khô, đỏ từ 7 –10 ngày. Chi phí điều trị khá cao, sẹo lâu năm cần phải điều trị nhiều lần.
Chấm TCA tái tạo da
Chấm TCA là phương pháp tái tạo các vết sẹo trên da bằng việc sử dụng Acid Trichloroacetic (TCA). Bác sĩ sẽ dùng các công cụ chuyên biệt chấm lên các vết sẹo rỗ. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của da mà bác sĩ sẽ điều chỉnh nồng độ TCA phù hợp. Chấm TCA sẽ làm phá vỡ lớp nền của sẹo, kích thích sự phát triển của các tế bào xơ thượng bì, giúp làm đầy sẹo.
-
Ưu điểm: Sử dụng phổ biến đối với tất cả các trường hợp sẹo và không kén da. Phương pháp này rất hiệu quả đối với các vết sẹo rỗ đã hình thành và ổn định, có kích thước nhỏ từ 1 – 3mm.
-
Nhược điểm: Đối với các trường hợp sẹo rỗ lâu năm, sẹo rỗ nặng, các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này. Chấm TCA tái tạo da đòi hỏi sự chính xác cao nên cần tới những bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm.
Tiêm filler
Tiêm filler thực chất là phương pháp tiêm chất làm đầy vào lớp trung bì hay biểu bì bên dưới sẹo rỗ. Từ đó, giúp nâng cao bề mặt da và lấp đầy vết
Về cách thức thực hiện, bác sĩ sẽ dụng kim tiêm để tiêm sâu vào bên trong lớp da có sẹo rỗ. Chất được dùng để tiêm vào vết sẹo rỗ thông thường là mỡ tự thân, collagen, restylane có thành phần chính hyaluronic acid HA, giống như chất tự nhiên có ở trong cơ thể.
-
Ưu điểm: Vết sẹo rỗ sẽ được làm đầy lên nhanh chóng; không đau; không mất thời gian phục hồi làn da.
-
Nhược điểm: Không trị dứt điểm được sẹo. Bởi những chất làm đầy khi đã được đưa vào bên trong da sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (6 –18 tháng, tùy cơ địa từng người). Sau đó, chất làm đầy sẽ tan ra, lúc này sẹo rỗ ở trên da sẽ trở lại.
Lột da hóa học
Lột da hóa học là phương pháp sử dụng một dung dịch acid được thoa lên mặt để loại bỏ lớp da xấu, tổn thương ngoài cùng. Lớp da mới mọc sẽ mềm mịn hơn và các vết sẹo rỗ được cải thiện, mờ đi rõ rệt.
-
Ưu điểm: Da sẽ nhanh chóng trở nên mịn màng.
-
Nhược điểm: Chỉ dùng để điều trị những vết sẹo mới, sẹo nông. Sau khi lột da bằng hóa chất, da sẽ có cảm giác bỏng rát như cháy nắng, và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn cần che chắn, chăm sóc da kỹ lưỡng. Quá trình điều trị và phục hồi da mất thời gian dài.
Xem ngay bài vết liên quan:
--> Điều trị sẹo rỗ kiêng ăn gì? Gợi 7 món không nên ăn khi điều trị sẹo
--> 10+ Mặt nạ trị sẹo rỗ an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
--> Bóc tách đáy sẹo là gì? Có “đánh bay” được sẹo rỗ hay không?
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết về các phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy tròn hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về sẹo rỗ và cách chăm sóc da, hãy để liên hệ ngay với Thẩm mỹ Ula để được tư vấn chi tiết nhé.
Chúc bạn sớm sở hữu làn da trắng sáng, căng mịn như mong ước!