Da mặt bị ngứa là tình trạng phổ biến gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ dị ứng, kích ứng da đến các bệnh lý da liễu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng da mặt bị ngứa.
Những nguyên nhân khiến da bị ngứa
Ngứa da mặt là một triệu chứng phổ biến và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến da mặt bị ngứa:
Bị dị ứng thời tiết
Thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi chuyển mùa, có thể gây kích ứng da mặt và dẫn đến ngứa. Thời tiết lạnh hoặc khô thường khiến da mất độ ẩm, trong khi thời tiết nóng và ẩm có thể gây đổ mồ hôi và tắc nghẽn lỗ chân lông.
Dị ứng với thực phẩm
Một số người có thể phản ứng dị ứng với một số loại thực phẩm, dẫn đến các triệu chứng như ngứa da, phát ban, hoặc sưng tấy. Các thực phẩm phổ biến gây dị ứng bao gồm hải sản, đậu phộng, sữa, và một số loại trái cây.
Dị ứng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng, bao gồm ngứa da mặt. Các loại thuốc phổ biến gây dị ứng có thể là kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, và một số loại thuốc điều trị bệnh mạn tính.
Các vấn đề về bệnh lý
Một số bệnh lý da như viêm da cơ địa, bệnh vẩy nến, hoặc nhiễm nấm có thể gây ngứa da mặt. Ngoài ra, các bệnh lý hệ thống như bệnh gan, thận, hoặc bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Cơ thể thiếu nước
Như chúng ta cũng biết 70% trong cơ thể là nước, vì thế nếu cơ thể thiếu nước thì dẫn đến da dễ bị tổn thương. Khi cơ thể thiếu nước, da mặt có thể trở nên khô và mất độ ẩm, dẫn đến tình trạng ngứa. Da mất nước có thể làm giảm độ ẩm tự nhiên của da, làm da trở nên khô và nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng và ngứa
Vệ sinh da mặt chưa đúng cách
Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, không làm sạch da mặt đúng cách, hoặc sử dụng nước quá nóng khi rửa mặt có thể làm tổn thương da và gây ngứa.
Việc hiểu rõ các nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, điều trị ngứa da mặt sẽ giúp bạn có một làn da khỏe mạnh và tránh được các biến chứng không mong muốn.
Da mặt bị dị ứng ngứa phải làm sao?
Khi da mặt có hiện tượng ngứa, ửng đỏ thì bạn cần thực hiện một trong những yêu cầu dưới đây để phát hiện nguyên nhân và chữa trị một cách tốt hơn:
- Xác định nguyên nhân: Điều quan trọng đầu tiên là phải xác định nguyên nhân gây ngứa và ửng đỏ da mặt. Khi bạn đã biết nguyên nhân, bạn có thể bắt đầu điều trị.
- Tránh các chất gây kích ứng: Nếu da bạn bị dị ứng với một chất nào đó, điều quan trọng là phải tránh tiếp xúc với chất đó.
- Dưỡng ẩm: Giữ ẩm cho da có thể giúp giảm ngứa và kích ứng.
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da: Có nhiều loại thuốc bôi ngoài da khác nhau có thể giúp điều trị da ngứa và ửng đỏ. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm kem hydrocortisone, kem calamine và thuốc chống nấm.
- Uống thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống để điều trị da ngứa và ửng đỏ.
- Điều trị y tế: Nếu da bạn bị ngứa và ửng đỏ nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau khi điều trị tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ.
Một số cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà
Không nên dùng tay gãi
Dùng tay gãi da mặt khi bị ngứa là một thói quen phổ biến vì nó mang lại cảm giác dễ chịu ngay lập tức, đặc biệt khi da bị khô. Tuy nhiên, việc này có thể làm tổn thương bề mặt da.
Hơn nữa, các vết trầy xước trên da do gãi có thể khiến hóa chất từ các loại dung dịch tẩy rửa hoặc mỹ phẩm thấm vào, dẫn đến dị ứng. Đây có thể là loại dị ứng mà trước đây bạn chưa từng gặp phải.
Rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Để làm sạch da trong khi da bị ngứa, bạn nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt. Vì da mặt bị ngứa có thể tiến triển nặng hơn nếu như bạn dùng các loại sữa rửa mặt, mỹ phẩm có tính kiềm hoặc axit quá cao. Dùng nước muối rửa mặt sẽ giúp diệt khuẩn, giảm ngứa, giảm sưng viên, cải thiện các triệu chứng da mặt bị ngứa.
Tuy nhiên nước muối sinh lý không giúp điều trị tận gốc triệu chứng da mặt bị ngứa. Do đó, để điều trị tình trạng da mặt ngứa hiệu quả cần có phương pháp hoàn chỉnh hơn.
Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc và hiệu thuốc lớn.
Rửa mặt bằng lá trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa hàm lượng lớn các vitamin cùng khoáng chất rất tốt, không chỉ mang đến tác dụng thanh lọc cơ thể mà nó còn có khả năng điều trị, phòng ngừa một số căn bệnh khó chữa, trong đó có cả bệnh ung thư.
Trên thực tế, lá trà xanh có chứa các hoạt chất đặc biệt như thành phần chống oxy hóa polyphenol tinh khiết và epigallocatechin gallate (EGCG) cùng các chất chống oxy hóa khác như carotenoid và tocopherols, cực kỳ hiệu quả trong việc làm đẹp, chăm dưỡng làn da cho phụ nữ.
Vì thế rửa mặt bằng lá trà xanh cũng làm giảm tình trạng da mặt bị sần và ngứa, đồng thời giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh và tươi sáng.
Xông hơi bằng lá bạc hà
Ngoài việc sử dụng trực tiếp lá bạc hà để rửa mặt, bạn cũng có thể lấy lá bạc hà để xông hơi. Phương pháp trị ngứa cho da mặt này khá hiệu quả. Những tinh chất từ loại lá này sẽ làm sạch lỗ chân lông nhanh chóng, hạn chế sự tác động của các yếu tố gây mụn. Đồng thời, bạc hà giúp loại bỏ chất bẩn và bã nhờn dưới da, cân bằng độ ẩm da để bạn không còn chịu cảnh có một làn da khô nứt hay nhờn bóng. Như vậy sẽ làm giảm bớt tình trạng da mặt hay bị ngứa hoặc dị ứng.
Bạn có thể áp dụng cách thức dưới đây để có thể xông hơi tại nhà bằng lá bạc hà:
Nguyên liệu:
-
20 là bạc hà
-
Nửa quả chanh
-
1 nhánh sả
-
2 lít nước
Thực hiện:
- Đầu tiên, bạn đun 2 lít nước trong nồi. Trong khi nước đang đun, bạn rửa sạch lá bạc hà, sả và chanh. Với lá bạc hà, bạn cần vò nhẹ để lá hơi dập. Sả và chanh thì thái lát mỏng.
- Khi nước sôi, bạn lần lượt thả sả, lá bạc hà và chanh vào nồi rồi đậy nắp lại trong khoảng 3 phút.
- Sau đó, dùng bông thấm nước ấm lau nhẹ nhàng khắp khuôn mặt để giúp lỗ chân lông giãn nở. Lấy một chiếc khăn lớn phủ kín đầu và cúi mặt vào nồi để hấp thu hơi nước. Lưu ý giữ khoảng cách an toàn để điều chỉnh lượng nhiệt, tránh bị bỏng da.
- Ngồi xông hơi trong khoảng 7 đến 10 phút rồi dừng lại. Dùng bông sạch lau nhẹ nhàng mặt để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn tiết ra, sau đó rửa lại bằng nước mát. Cuối cùng, lấy viên đá lạnh mát xa theo chuyển động tròn khắp khuôn mặt để se khít lỗ chân lông. Vậy là bạn đã hoàn thành quy trình.
Đắp mặt nạ bằng khổ qua
Khổ qua (còn gọi là mướp đắng ) vốn được sử dụng chủ yếu dưới dạng thực phẩm. Nó có vị đắng hơi khó ăn nhưng lại cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, các khoáng chất gồm canxi, photpho, sắt, kẽm và flavonoid…
Ngoài ra, khổ qua còn có tính mát, giúp thanh nhiệt, hỗ trợ đào thải độc tố tích tụ dưới da. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng dị ứng da mặt.
Bạn có thể dễ dàng làm mặt nạ khổ qua tại nhà theo cách sau đây:
Nguyên liệu:
-
1 trái khổ qua tươi
Cách thực hiện:
-
Khổ qua đem rửa sạch, ngâm nước muối để tiệt trùng
-
Tiếp theo, bổ đôi khổ qua, móc bỏ ruột và thái thành những lát mỏng và đắp trực tiếp lên mặt
-
Để khoảng 20 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch
-
Duy trì đắp mặt nạ khổ qua 2 ngày một lần để dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm ngứa ngáy khi da mặt bị ngứa
Đắp da mặt bằng rau diếp cá
Phương pháp điều trị da mặt bị ngứa bằng rau diếp cá rất hiệu quả. Rau diếp cá chứa hàm lượng nước lên đến 80%, giúp cân bằng độ pH rất tốt, đặc biệt hữu ích cho những người có làn da dầu. Hơn nữa, rau diếp cá rất giàu Lycopen – một chất có khả năng ngăn chặn tia UV, làm mờ vết thâm, xóa nám và giảm tàn nhang rất hiệu quả.
Nhờ những lợi ích mà Lycopen mang lại, làn da sẽ trở nên trắng sáng hơn sau một thời gian dài sử dụng mặt nạ rau diếp cá. Đặc biệt, tính kháng viêm của rau diếp cá có tác dụng rất tốt trong việc sát trùng và hỗ trợ phục hồi các tế bào da bị tổn thương.
Xem thêm bài viết liên quan:
--> Điều trị sẹo rỗ kiêng ăn gì? Gợi 7 món không nên ăn khi điều trị sẹo
--> Gợi ý các viên uống nâng cơ mặt chất lượng & hiệu quả nhất 2024
--> Gợi ý 5 cách thải độc chì hiệu quả tại nhà giúp da sáng bật tông
Da mặt bị ngứa là vấn đề phổ biến nhưng có thể khắc phục hiệu quả bằng cách xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu tình trạng ngứa da mặt không cải thiện hoặc bạn có bất kỳ lo lắng nào.
Thẩm mỹ Ula mong rằng với bài viết này bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin bổ ích để ứng dụng vào việc điều trị mụn bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà nhé!