Sẹo rỗ là tình trạng sẹo tương đối nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp và thẩm mỹ làn da. Loại sẹo này gây lõm bề mặt da khiến da bị tổn thương sâu đồng thời màu sắc da, độ đàn hồi của da cũng bị ảnh hưởng. Cùng Thẩm Mỹ ULA tìm hiểu chi tiết những thông tin về sẹo rỗ là gì, các loại sẹo rỗ hiện nay và gợi ý cách điều trị, phòng chống loại sẹo này trong bài viết dưới đây.
Sẹo rỗ là gì?
Sẹo rỗ là một loại sẹo lõm trên bề mặt da thường do mụn trứng cá, thủy đậu, nhiễm trùng hoặc chấn thương gây ra. Sẹo rỗ có thể được phân loại thành ba loại chính: sẹo rỗ chân vuông, sẹo rỗ chân đá nhọn và sẹo rỗ hình lượn sóng. Loại sẹo này hình thành do các tế bào da bị tổn thương sâu và không thể tự sản sinh đủ collagen và elastin để làm đầy vết lõm. Sẹo rỗ có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tự tin của người bị sẹo.
Có nhiều phương pháp điều trị sẹo rỗ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và loại sẹo của từng người. Một số phương pháp điều trị phổ biến là: bóc tách sẹo, laser, tiêm filler, lăn kim, peel da, tế bào gốc và các sản phẩm dưỡng da. Tuy nhiên, không có phương pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn sẹo rỗ mà chỉ có thể cải thiện độ sâu và rộng của sẹo. Để có một kết quả tốt nhất, bạn nên nhờ sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ da liễu chuyên nghiệp trước khi quyết định điều trị sẹo rỗ.
Dấu hiệu nhận biết sẹo rỗ
Sẹo rỗ là gì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng. Các loại sẹo rỗ khi hình thành sẽ tạo thành những vết lõm nhỏ trên bề mặt da. Tùy theo tình trạng sẹo mà bạn có thể nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường hoặc không. Nhìn chung, hầu hết các loại sẹo rỗ đều gây nhiều tác hại cho làn da khiến da xấu đi và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của gương mặt.
Sẹo rỗ khiến vùng da mặt có hiện tượng sần sùi, lồi lõm và không đều màu. Vết sẹo lõm xuống và có những hình dạng, kích thước khác nhau. Tùy theo từng loại sẹo mà bạn có thể nhận biết theo cách khác nhau nhưng nhìn chung tất cả hình thái sẹo rỗ đều để lại dấu vết trên da khá dễ dàng có thể nhận biết bằng mắt thường khi nhìn gần.
Phân biệt sẹo rỗ
Sẹo rỗ nhẹ là như thế nào còn tùy thuộc vào từng loại sẹo. Có nhiều cách để phân biệt các loại sẹo rỗ dựa trên hình dạng, màu sắc, tuổi sẹo và mức độ nặng nhẹ của sẹo. Dưới đây là là một số loại sẹo rỗ thường gặp nhất bạn có thể tham khảo:
-
Sẹo rỗ chân đá nhọn (ice pick scar): Đây là những vết sẹo sâu, nhỏ hẹp có hình dạng như vật nhọn đâm sâu vào da. Sẹo rỗ chân đá nhọn thường xuất hiện ở vùng trán, mũi và cằm. Sẹo rỗ chân đá nhọn tương đối khó trị và ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, chất lượng làn da.
-
Sẹo rỗ chân vuông (boxcar scar): Đây là những vết sẹo rộng, có đường viền rõ ràng, đáy phẳng hoặc nông. Sẹo rỗ chân vuông thường xuất hiện ở vùng má và thái dương. Sẹo rỗ chân vuông rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường vì kích thước chân sẹo tương đối rõ ràng.
-
Sẹo rỗ hình lượn sóng (rolling scar): Đây là những vết sẹo rộng, có đường viền mờ, đáy cong. Sẹo rỗ hình lượn sóng thường xuất hiện ở vùng má và trán. Loại sẹo này đặc biệt dễ nhìn thấy và khó điều trị.
-
Sẹo rỗ hỗn hợp: Đây là trường hợp có nhiều loại sẹo rỗ khác nhau cùng xuất hiện trên da, khiến da bị chai sần và không đều màu. Tình trạng nhiều sẹo rỗ các loại cùng xuất hiện trên bề mặt da sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng và gây mất thẩm mỹ rất lớn cho làn da.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt các loại sẹo rỗ theo màu sắc (đỏ tươi, hồng, nâu hoặc trắng), tuổi sẹo (dưới 6 tháng hoặc trên 6 tháng) và mức độ nặng nhẹ của sẹo (nhẹ, trung bình hoặc nặng). Việc xác định chính xác loại sẹo rỗ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.
Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ
Sẹo rỗ mặt là một loại sẹo lõm trên bề mặt da gây nhiều phiền toái cho người bị. Các nguyên nhân gây ra sẹo rỗ có thể được liệt kê như sau:
Mụn trứng cá
Khi mụn bị nặn hoặc tự nổ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và gây viêm nhiễm, làm hỏng các tế bào da và collagen. Khi vết thương lành lại, da không thể phục hồi hoàn toàn và để lại các vết lõm. Tình trạng này rất thường xảy ra chủ yếu do người bị mụn không có cách chăm sóc, điều trị mụn đúng cách. Đồng thời, thói quen nặn mụn cũng khiến vết thương do mụn để lại lâu lành và dễ hình thành sẹo.
Thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra có triệu chứng là xuất hiện các nốt phỏng nước trên da. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, thuỷ đậu còn gây nhiều tác hại đến làn da. Nếu gãi hay cào các nốt phỏng này, chúng có thể bị rách và để lại sẹo. Vì vậy, trong quá trình bị thuỷ đậu bạn cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ. Khi da có dấu hiệu ngứa rát, bạn không nên gãi vì dễ khiến mụn thuỷ đậu vỡ ra tăng nguy cơ hình thành sẹo lõm.
Nhiễm trùng
Nhiều loại vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể gây nhiễm trùng da và làm tổn thương các tế bào da và mô liên kết. Khi nhiễm trùng được điều trị, da có thể không hồi phục hoàn toàn và để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng da được điều trị sớm và sử dụng đúng thuốc thường sẽ nhanh hồi phục và ít bị sẹo.
Chấn thương
Các vết cắt, bỏng, xước hoặc va đập có thể gây tổn thương cho da và làm giảm khả năng sản xuất collagen. Khi vết thương lành lại, da có thể không đều màu hoặc bị lõm sâu. Tình trạng sẹo lõm do chấn thương thường khó hồi phục như ban đầu và để lại nhiều di chứng đáng tiếc cho làn da.
Cách điều trị sẹo rỗ hiệu quả hiện nay
Tùy theo từng loại sẹo rỗ mà bạn sẽ có cách điều trị khác nhau. Nắm rõ nguyên nhân bị sẹo rỗ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm phương án điều trị phù hợp. Nếu mặt rỗ do mụn, bạn cần có biện pháp chăm sóc da sau mụn đúng cách để giảm thiểu tình trạng sẹo hình thành sau quá trình mụn ẩn.
Mỗi cách điều trị sẹo rỗ đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tùy theo tình trạng mặt sẹo rỗ có nghiêm trọng hay không mà bạn có thể tìm hiểu cách tự điều trị tại nhà bằng những nguyên liệu thiên nhiên hoạc có cách can thiệp kỹ thuật làm đẹp để hồi phục làn da có sẹo.
Các biện pháp phòng tránh sẹo rỗ
Ngoài tìm hiểu sẹo rỗ là gì, học cách phòng ngừa sẹo rỗ là điều nên làm. Để hạn chế tình trạng sẹo lõm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Chăm sóc da đúng cách
Da mặt cần được chăm sóc đúng cách để đảm bảo da luôn khỏe mạnh từ bên trong và tươi tắn bên ngoài. Đặc biệt, những loại da nhạy cảm như da dầu và da mụn càng cần được chăm sóc kỹ càng hơn để đảm bảo tình trạng mụn thuyên giảm, tránh để lại sẹo sau mụn.
Làn da còn cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để chắc chắn rằng vi khuẩn, bụi bẩn không xâm nhập vào bên trong gây ảnh hưởng đến sức khỏe của da. Việc chăm sóc da sẽ tùy thuộc vào từng loại da, cơ địa bản thân và mức ngân sách của từng người. Bạn cần nắm rõ da mình thuộc nhóm da gì trước khi tiến hành chăm sóc da để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng kem chống nắng thường xuyên
Nguyên nhân gây sẹo rỗ có thể là do làn da không được chăm sóc chu đáo và thường xuyên phải tiếp xúc với nắng gió, bụi bẩn. Để đảm bảo làn da khỏe mạnh và hạn chế hư tổn, sử dụng kem chống nắng mỗi ngày là điều nên làm. Các bạn có làn da thường xuyên bị mụn càng cần sử dụng kem chống nắng để tránh những tác động xấu từ bên ngoài ảnh hưởng đến làn da.
Tẩy da chết định kỳ
Tẩy da chết là một bước quan trọng trong quá trình chăm sóc da và điều trị sẹo rỗ vì nó giúp loại bỏ các tế bào chết, bụi bẩn và bã nhờn trên da, giúp da sạch sẽ và thông thoáng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau khi tẩy da chết để đảm bảo tác dụng tốt nhất.
Bạn nên chọn loại sản phẩm tẩy da chết phù hợp với loại da và độ nhạy cảm của bạn. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy da chết hóa học hoặc cơ học nhưng nên tránh các sản phẩm có hạt quá to hoặc quá sắc vì chúng có thể làm tổn thương thêm da và gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, bạn cần tẩy da chết đúng cách và đúng thời gian. Bạn không nên tẩy da chết quá mạnh hoặc quá lâu vì điều đó có thể làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da, gây khô, kích ứng và mẩn đỏ. Bạn chỉ nên tẩy da chết 1-2 lần một tuần, trong khoảng 2-3 phút.
Đừng quên dưỡng ẩm và bảo vệ da sau khi tẩy da chết để làm dịu làn da. Sau khi tẩy da chết, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da giúp da mềm mại và săn chắc hơn.
Sử dụng thuốc theo toa
Bị sẹo rỗ nên làm gì, có cần sử dụng thuốc đặc trị không sẽ tùy từng trường hợp. Nếu tình trạng sẹo rỗ nhiều, bạn có thể sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc uống hoặc bôi có tác dụng kích thích sản sinh collagen, làm đầy các vết lõm và làm mờ sắc tố sẹo.
Bạn nên bắt đầu dùng thuốc chống sẹo khi vết thương đã khô, lên da non và đáy sẹo đang trong quá trình tái tạo. Thời điểm này là thời gian hình thành sẹo mãnh liệt nhất và cũng là thời điểm thuốc có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với từng loại vết thương. Bạn nên tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để chọn loại thuốc an toàn và hiệu quả cho da của bạn.
Từ bỏ các thói quen xấu
Những thói quen xấu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da và tốc độ phục hồi của sẹo trên da mặt. Loại bỏ những thói quen xấu và hình thành những thói quen tốt là cách tốt nhất giúp hỗ trợ quá trình phục hồi sẹo rỗ một cách tốt nhất. Những thói quen tốt bạn cần thực hiện như sau:
-
Rửa mặt thường xuyên với sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng hoặc cồn. Rửa mặt giúp làm sạch bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn trên da, giảm nguy cơ viêm nhiễm và hình thành sẹo.
-
Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời vì tia UV có thể kích thích sản sinh melanin, làm tăng sắc tố và làm đậm màu sẹo. Bạn nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao và che chắn da khi ra ngoài.
-
Tránh bôi trực tiếp vitamin E lên vết sẹo vì vitamin E có thể gây kích ứng da, làm chậm quá trình lành sẹo và tăng nguy cơ hình thành sẹo rỗ. Bạn nên bổ sung vitamin E từ các nguồn thực phẩm như hạt, dầu thực vật, rau xanh….
-
Bỏ thuốc lá vì thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến da, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào da và sản sinh collagen. Thuốc lá cũng có thể gây kích ứng da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
-
Uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, thải độc tố trên da giúp da sáng khỏe, giảm mụn hơn.
Sẹo rỗ nên ăn gì kiêng gì?
Để cải thiện tình trạng sẹo rỗ, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung các thực phẩm có lợi cho da. Theo ý kiến từ các chuyên gia da liễu, người bị sẹo rỗ nên ăn các thực phẩm giàu protein, kẽm, vitamin và chất chống oxy hóa. Các loại thực phẩm này giúp giúp tăng cường sản sinh collagen, làm đầy các vết lõm, chống viêm nhiễm và làm đều màu da. Một số thực phẩm tốt cho da bạn có thể tham khảo như cải xoăn, khoai lang, chanh, cam, quýt, sữa, hải sản, ngũ cốc, hạnh nhân, các loại đậu…
Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng ngày người bị sẹo rỗ nên hạn chế một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến làn da. Kiêng ăn các thực phẩm có tính nóng, cay hoặc kích thích niêm mạc da vì chúng có thể gây ra viêm nhiễm, tăng sắc tố hoặc đứt gãy collagen. Một số thực phẩm cần tránh là: thịt gà, rau muống, trứng gà, ớt, tiêu…
Để lên kế hoạch dinh dưỡng hàng ngày tốt nhất, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ da liễu đang điều trị và xin lời khuyên về thực phẩm nên ăn, không nên ăn hàng ngày. Điều này giúp hỗ trợ quá trình phục hồi làn da sau khi điều trị sẹo một cách tốt nhất.
Xem thêm:
--> Laser fractional co2 là gì? Điều trị laser fractional co2 có thực sự tốt không?
--> Trị sẹo rỗ ở đâu tốt nhất tphcm? Gợi ý 10 địa điểm uy tín nhất hện nay
Bài viết trên là những chia sẻ sẹo rỗ là gì, các loại sẹo lõm hiện nay và cách điều trị, phòng chống sẹo. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc làn da của mình.