Mụn cục cứng dưới da – “kẻ thù” thầm lặng của nhan sắc, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe da. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về loại mụn này, bao gồm nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Cùng Thẩm mỹ Ula tham khảo ngay nhé!
Mụn cục cứng dưới da là gì?
Mụn cục cứng dưới da là một thể nặng được chuyển biến từ mụn trứng cá bị viêm nang lông ăn sâu và lan rộng vào mô tế bào trung bì da. Mụn cục thường không có đầu và hầu hết đều không có nhân.
Khi chạm vào sẽ thấy cứng vì nhân mụn nằm sâu trong da gồm có ổ vi khuẩn và dịch mủ lây lan qua các nang lông xung quanh.
Xem ngay: Gợi Ý Cách Trị Mụn Ở Giữa 2 Lông Mày An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
Tùy vào tình trạng và mức độ nặng nhẹ mà xuất hiện những nốt mủ to tạo thành túi nang. Từ đây các tổn thương do viêm nang lông chuyển biến và phát triển thành dạng mụn nang.
Theo các bác sĩ da liễu, mụn cứng dưới da có mức độ nghiêm trọng hơn các loại mụn thông thường và không thể điều trị dứt điểm bằng sản phẩm trị mụn không kê đơn phổ biến hiện nay.
Dấu hiệu nhận biết mụn cứng dưới da
Mụn cục cứng dưới da có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Một số dấu hiệu nhận biết mụn cứng dưới da:
- Mụn có kích thước nhỏ, nằm sát nhau sau đó dần phát triển lớn hơn kèm theo cảm giác đau nhức và viêm sưng. Khi chúng bị vỡ sẽ chảy nhiều máu và để lại tổn thương trên da.
- Mụn cục cứng dưới da có hình dạng giống như mụn viêm, khi sờ vào sẽ thấy mềm và hơi sưng. Sau một thời gian mụn sẽ trở nên cứng sần và viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Thông thường, loại mụn này xuất hiện ở các vùng da như mặt, cổ, ngực, lưng và có kích thước lớn hơn nhiều so với những loại mụn khác như mụn mủ, mụn bọc,…
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng sưng to hay nhỏ, mức độ viêm nặng hay nhẹ mà mụn sẽ phát triển.
Nguyên nhân gây mụn cục cứng dưới da
Một số nguyên nhân gây ra mụn cứng dưới da chủ yếu như sau:
Do vi khuẩn
Nguyên nhân hình thành mụn chủ yếu là do lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện cho bụi bẩn, tế bào chết trên da, đặc biệt là vi khuẩn P.acnes – một loại vi khuẩn gây mụn sống trên bề mặt da.
Đối với những nốt mụn bị chai nằm ẩn dưới da là do bị viêm từ bên trong lớp biểu bì da, do đó nếu tự ý nặn hoặc tác động mạnh sẽ làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Rối loạn nội tiết tố
Ở độ tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh của phụ nữ, nội tiết tố thường bị thay đổi làm cho lượng hormone testosterone tăng cao, từ đó kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn. Khi kết hợp với bụi bẩn thì sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn sẽ làm mụn chuyển thể và hình thành mụn cục cứng dưới da đồng thời lây sang các vùng da xung quanh.
Không vệ sinh da sạch sẽ
Làn da không được làm sạch kỹ càng cũng là nguyên nhân hình thành mụn. Nếu lớp trang điểm, vi khuẩn, khói bụi không được làm sạch, các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da bị bẩn, khi tiếp xúc với da sau một thời gian sẽ tạo thành mụn dưới da.
Cùng với những tác nhân khác sẽ ăn sâu vào lớp biểu bì và phát triển thành các nốt mụn cứng dưới da.
Dùng mỹ phẩm không phù hợp
Nếu bạn sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không phù hợp với loại da và tình trạng da sẽ có nguy cơ làm thay đổi tính chất của da, làm cho da yếu, mỏng manh và dễ kích ứng hơn. Từ đó dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và gây nên mụn cục dưới da nếu không được điều trị kịp thời.
Sử dụng kem trộn chứa corticoid
Corticoid là một thành phần có công dụng ngậm nước nhanh và giúp da trở nên căng bóng, ẩm mượt. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của da bị phá hủy, kéo theo đó da trở nên yếu và mỏng dần đi.
Dần dần làn da sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti và sau một thời gian sẽ phát triển thành các nốt mụn viêm ăn sâu vào dưới da.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Các thành phần có trong những loại thuốc kháng sinh như thuốc chống động kinh, thuốc lithium, steroid,.. khiến da mất đi khả năng tự đào thải chất độc, là nguyên nhân gây ra mụn cục dưới da.
Ngoài ra một số tác nhân khác cũng là nguyên nhân hình thành mụn như: tự ý nặn mụn bằng tay, nặn mụn sai cách, nặn khi mụn chưa chín, không lấy hết nhân mụn,.. chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, khói bụi,.. cũng khiến mụn nổi và trở nên nặng hơn.
Ảnh hưởng của mụn cục cứng dưới da
Mụn cục cứng dưới da không thể tự hết được mà phải áp dụng các phương pháp điều trị chuẩn y khoa. Nếu để càng lâu mụn sẽ khiến mụn chuyển thể nặng hơn, gây hậu quả nghiêm trọng với làn da.
Trường hợp mụn ăn sâu vào trong tế bào sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan khác, rất dễ nguy hiểm đến cơ thể. Hơn nữa, mụn cứng dưới da còn có thể để lại sẹo.
Nguyên nhân là do không điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng viêm thêm, làm tổn thương đến các tế bào xung quanh. Khi bạn tìm được cách điều trị thì vùng da bị viêm đó có thể sẽ trở thành vết thâm. Vết thâm này có thể mất đi sau vài tháng hoặc trở thành sẹo vĩnh viễn.
Mụn cục cứng dưới da phải làm sao
Dưới đây là một số cách trị mụn cục cứng dưới da hiệu quả:
Điều trị mụn bằng các nguyên liệu thiên nhiên
Nếu tình trạng mụn không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả nhờ những nguyên liệu từ thiên nhiên.
Mặt nạ nghệ giảm sưng viêm:
Trong củ nghệ có thành phần chống oxy hóa mạnh curcumin giúp kháng viêm, diệt khuẩn đồng thời giúp sát trùng da, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị mật ong và nghệ tươi, sau đó đem nghệ đi rửa sạch, gọt vỏ sau đó xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn. Trộn đều nghệ đã nhuyễn với 2 thìa mật ong rồi đắp lên da mặt đã được rửa bằng nước ấm. Chờ trong 15-20 phút sau đó rửa mặt lại với nước.
Mặt nạ chanh giúp làm sạch lỗ chân lông:
Trong chanh có nhiều axit citric có tác dụng làm sạch bụi bẩn, dầu nhờn từ sâu bên trong lỗ chân lông, từ đó ngăn chặn tình trạng mụn phát triển.
Cách thức để làm mặt nạ chanh:
Cần chuẩn bị chanh và mật ong, sau đó đem trộn với nhau theo tỷ lệ 2:1 với da hỗn hợp, 1:1 với da thường và da khô. Rửa mặt bằng nước ấm để giãn nở lỗ chân lông và thoa hỗn hợp lên các vùng da bị cục mụn cứng dưới da mặt.
Điều trị từ bên trong
Thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn bị chai cứng dưới da. Do đó để trị mụn hiệu quả, cần cải thiện bằng cách cân bằng các hormone, kích thích tăng sinh hormone estrogen và hạn chế sự tăng trưởng của testosterone. Có thể tham khảo một số cách sau của chúng tôi để điều trị mụn hiệu quả:
- Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo để tăng sản sinh estrogen giúp cân bằng nội tiết
- Hạn chế hấp thụ carbon, đường tinh luyện và ưu tiên dùng các sản phẩm hữu cơ
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, hợp lý
Điều trị từ bên ngoài
Nên điều trị kết hợp từ bên trong và bên ngoài để mang lại hiệu quả cao hơn trong việc điều trị mụn cục cứng dưới da.
- Làm sạch da mụn: Làm sạch da mụn là bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da, đặc biệt là làn da bị mụn cục cứng. Bạn cần phải làm sạch sâu, kỹ hơn bình thường và đảm bảo thao tác phải nhẹ nhàng và không được tác động mạnh lên da.
- Nặn mụn: Cần loại bỏ nhân mụn, máu và mủ bên trong nốt mụn cứng dưới da. Nếu không lấy nhân mụn sớm sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm da nặng hơn và lây lan qua các lỗ chân lông xung quanh, tạo thành các nang lớn.
Sử dụng thuốc điều trị mụn
Một số loại thuốc điều trị mụn thường được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc uống Isotretinoin: thuốc đường quen thuộc và mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị mụn, tuy nhiên có nhiều tác dụng phụ vì vậy khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc uống Spironolactone: có công dụng điều hòa hoạt động của testosterone, lượng dầu thừa trên da được kiểm soát.
Áp dụng công nghệ thẩm mỹ
Công nghệ Laser CO2 FRACTIONAL: Đây là một trong những công nghệ trị mụn hiện đại được Thẩm mỹ viện Ula áp dụng. Công nghệ này sử dụng bước sóng 1064nm cùng xung năng lượng phù hợp, tác động chính xác vào gốc mụn mà không xâm lấn vào vùng da xung quanh. Hiệu quả trị mụn lên đến 80% các loại mụn liti, mụn cục cứng dưới da, mụn bọc,…
Ngoài ra công nghệ Laser CO2 FRACTIONAL còn bóc tách các mô tế bào hư tổn, tạo đường dẫn để đưa dưỡng chất vào sâu trong da, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da.
- Lột da hóa học: hay còn gọi là peel da, giúp tẩy tế bào chết chuyên sâu nhờ sử dụng hoạt chất có nồng độ cao bôi lên da, giúp bạn có một làn da hoàn toàn mới.
- Tiêm Steroid: Steroid sau khi pha loãng được tiêm trực tiếp vào những nốt mụn cục cứng dưới da để giảm viêm, hỗ trợ điều trị tận gốc mụn.
Cách chăm sóc để ngăn ngừa mụn bị chai cứng dưới da
Hướng dẫn cách chăm sóc da để ngăn ngừa mụn bị chai cứng dưới da:
- Rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối
- Tẩy trang kỹ càng ngày cả khi không trang điểm
- Thoa kem dưỡng ẩm sau bước rửa mặt
- Đắp mặt nạ 2 lần/tuần để kiểm soát dầu thừa
- Thoa kem chống nắng mỗi ngày, 30 phút trước khi ra ngoài
- Không nên chạm tay trực tiếp lên mặt thường xuyên
- Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc da
- Vệ sinh dụng cụ trang điểm thường xuyên và đúng cách
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về mụn cục cứng dưới da cũng như nguyên nhân và cách điều trị chúng. Hi vọng với những kiến thức trên, bạn sẽ có thêm hiểu biết về loại mụn này và cách điều trị chúng. Nếu có thêm các câu hỏi khác về vấn đề mụn, bạn hay liên hệ với Thẩm mỹ Ula để được tư vấn và soi da miễn phí.