Nguyên nhân hình thành, dấu hiệu và cách trị mụn cóc (mụn cơm) hiệu quả an toàn

Cách trịn mụn cóc hiệu quả

 Mụn cóc là một loại bệnh da rất phổ biến, được gây ra bởi vi rút HPV. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng mụn cóc vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người do gây mất thẩm mỹ và khó chịu. Làm thế nào để trị mụn cóc hiệu quả mà không ảnh hưởng đến da? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn những cách trị mụn cóc an toàn và hiệu quả nhất.

Mụn cơm/Mụn cóc là gì?

Khái niệm về mụn cóc

Trước khi biết cách trị mụn cóc an toàn và hiệu quả thì chúng ta cần biết về khái niệm về loại mụn cóc này.  Mụn cơm hay còn gọi là hạt cơm, mụn cóc là bệnh da liễu phổ biến và lành tính, hình thành từ những tổn thương thượng bì do nhiễm virus HPV (papillomavirus). Những khối u mụn cơm (mụn cóc) xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ở cả hai giới, trong đó đối tượng mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là trẻ em. Mụn cơm (mụn cóc) là khối u nhỏ màu trắng sần sùi.

Đặc điểm của mụn cơm (mụn cóc)

Bên cạnh cách trị mụn cóc thì việc xác định đặc điểm để nhận biết đây là mụn cóc là một điều hết sức quan trọng. Hoặc có khi phẳng mụn, có hình dạng như một bông súp lơ, kích thước tương đương với hột cơm (chính vì vậy nó được gọi với cái tên là mụn cơm hay mụn hạt cơm).

Mụn cơm có thể mọc tại nhiều vị trí, như: vùng da quanh mắt, bề mặt bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục,… hoặc bất cứ nơi nào trên cơ thể với nhiều hình thái khác nhau.

Đặc điểm của mụn cóc

Thông thường, mụn cơm đều lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình mụn mọc và phát triển dày cộm sẽ làm vướng víu, bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, mụn cơm còn làm mất thẩm mỹ, thậm chí gây đau nhói và có xu hướng lây sang nhiều vùng da khác trên cơ thể, hoặc lây nhiễm cho những người tiếp xúc xung quanh

Các loại mụn cơm (mụn cóc) và triệu chứng của từng loại

Mụn cơm (mụn cóc) được đặt tên theo vị trí chúng xuất hiện. Mỗi loại mụn cơm (mụn cóc) có liên quan đến loại HPV khác nhau, nên chúng sẽ có hình dạng và biểu hiện khác nhau. Hầu hết, các loại mụn cóc thường không có triệu chứng. Nhưng, một số mụn cóc ở những vùng bề mặt da chịu trọng lực thường nhạy cảm và có thể gây cảm giác đau nhẹ. Dưới đây là các loại mụn cóc thường gặp và biểu hiện của mụn cóc:

Mụn cơm (mụn cóc) thông thường

Mụn cóc thông thường (verrucae vulgaris) là loại mụn do các loại HPV 1, 2, 4, 27, và 29 gây ra. Mụn thường xuất hiện ở các vị trí bị chấn thương (như: ngón tay, khuỷu tay, ngón chân, quanh móng – có thể làm biến dạng móng, trên đầu gối, khuôn mặt) hoặc có thể lây lan sang nơi khác.

Mụn cơm (mụn cóc) thông thường

Chúng thường không có triệu chứng, nhưng tại một số vị trí nhạy cảm, những vùng bề mặt chịu trọng lực (như: lòng bàn chân), chúng có thể gây đau nhẹ.

Mụn cóc thông thường có ranh giới rõ ràng, thô ráp, tròn hoặc bờ không đều, bề mặt sần sùi, chai cứng, màu xám nhạt, vàng, nâu, hoặc xám đen, đường kính từ 2 đến 10 mm.

Các biến thể của mụn cóc thông thường có thể có hình dạng cắt cụt hoặc giống như một bắp cải, chúng thường xuất hiện ở đầu, cổ, đặc biệt là vùng da đầu và râu.

Mụn cóc dạng nhú

Mụn cóc dạng nhú nhô lên cao khoảng 1 – 4mm, nhìn có hình dáng dài, hẹp, giống như lá mày. Mụn cóc dạng nhú thường nằm trên mí mắt, mặt, cổ, hoặc môi và không có triệu chứng đau nhức, ngay cả khi không chạm vào.

Mụn cơm (mụn cóc) phẳng

Mụn cóc phẳng gây ra bởi các loại HPV 3, 10, 28 và 49, trông bằng phẳng, màu nâu nhạt, hồng, hoặc màu xám, thường xuất hiện ở mặt và dọc theo những vết xước. Mụn cóc phẳng dễ lây lan và phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên. Chúng thường không gây triệu chứng nhưng khó điều trị.

Mụn cơm (mụn cóc) lòng bàn chân

Mụn cóc lòng bàn chân

Mụn cóc lòng bàn chân hình thành bởi HPV type 1, sở dĩ có tên gọi này vì chúng thường xuất hiện tại vị trí lòng bàn tay và lòng bàn chân. Loại mụn cóc này có bề mặt phẳng do bị đè ép và bao quanh bởi biểu mô sừng hóa. Mụn cóc bàn chân nhạy cảm và có thể gây khó chịu khi đứng hoặc đi bộ.

Mụn cơm (mụn cóc) thể khảm

 Mụn cơm (mụn cóc) thông thường

Mụn cóc thể khảm là những mảng mụn được tạo nên bởi vô số mụn cơm nhỏ liền kề nhau ở lòng bàn chân. Giống như các mụn cóc bàn chân khác, chúng thường nhạy cảm và có thể gây đau khi đi bộ.

Mụn cơm (mụn cóc) quanh móng

Mụn cóc quanh móng là loại mụn cóc hình thành xung quanh các móng tay và móng chân. Biểu hiện của mụn cóc quanh móng là những nốt mụn dày và nứt như súp lơ. Ban đầu chúng thường có kích thước nhỏ, chỉ lớn hơn đầu kim,  sau đó dần to lên và lan rộng thành từng cụm mụn lớn, thô ráp, xù xì.

Mụn cóc quanh móng thường gặp chủ yếu xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, hoặc những người thợ rửa bát, làm nghề pha chế,…

Mụn cơm (mụn cóc) sinh dục

Mụn cơm (mụn cóc) sinh dục

Mụn cóc sinh dục còn có tên gọi khác là sùi mào gà – một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lây truyền qua đường tình dục HPV.  Chúng xuất hiện dưới hình dạng giống như cục súp lơ ở vùng sinh dục và có thể gây đau và khó chịu.

Bên cạnh đó, nhiễm HPV loại 16 và 18 là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung.

Nguyên nhân hình thành mụn cơm (mụn cóc)

Các nguyên nhân hình thành mụn cơm

Mụn cơm (mụn cóc) hình thành do virus u nhú ở người – virus HPV (Human Papilloma Virus), thuộc loại Papova Virus có ADN gây ra. Loại Virus này thường phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt như: sàn phòng thay đồ tập thể, xung quanh bể bơi, những vũng nước nhỏ trên bề mặt gạch,… Chúng có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp qua da và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở hoặc vết nứt trên da.

Mụn cơm mụn cóc có nguy hiểm không?

Vậy là bạn đã biết tại sao bị mụn cơm (mụn cóc). Tiếp theo, Thẩm mỹ Ula sẽ giải đáp cho bạn liệu “mụn cơm có nguy hiểm không?”.

Theo nghiên cứu, hiện nay có hơn 100 loại virus HPV, hầu hết chúng đều vô hại. Phổ biến nhất là mụn cơm (mụn cóc) lòng bàn chân, xuất hiện là do virus HPV type 1, 2, 4, 60 và 63 tấn công vào da lòng bàn chân. Tuy nhiên, có một số chủng virus HPV thuộc type 16, 18, 31, 33 và 35 có thể gây ra các chứng rối loạn sinh sản, mụn sinh dục (sùi mào gà) hay ung thư tử cung, làm đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Mụn cơm (mụn cóc) có tự hết không?

Mụn cơm (mụn cóc) thường xuất hiện trong khoảng từ 1-8 tháng sau khi người bệnh bị nhiễm virus HPV. Đa phần, các loại mụn cơm (mụn cóc) có thể tự biến mất trong khoảng 2 năm mà không cần điều trị, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Cụ thể, theo báo cáo da liễu, có khoảng 25% mụn cóc được cải thiện từ 3 đến 6 tháng và 65% mụn cóc còn lại có thể khỏi trong vòng 2 năm. Đối với các trường hợp mụn cóc mọc tại các khu vực dễ bị ma sát và tác động, chúng có thể mất khoảng 5 năm hoặc hơn để tự hết.

Mụn cơm (mụn cóc) có tự hết không?

Phần lớn mụn cơm (mụn cóc) bị tái phát trở lại sau khi điều trị, gây ra những biến chứng như nhiễm trùng, sần cộm, để lại sẹo sâu, làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức hoặc chảy máu khi xuất hiện trên da mặt (ở môi, quanh mắt) hoặc da đầu. Thậm chí, lây lan rộng sang các vùng da khác và cả những người thường xuyên tiếp xúc xung quanh.

Do đó, tìm đến cách để trị mụn cơm (mụn cóc) hiệu quả như (trị mụn cơm ở mắt, trị mụn cơm ở mũi, trị mụn cơm ở tay, trị mụn cóc chân, trị mụn cóc dưới lòng bàn chân,…) là giải pháp giúp phục hồi vẻ đẹp làn da.

Đồng thời, giúp hạn chế tối đa tình trạng tái phát cũng như khả năng lây lan cho bản thân và cho cộng đồng.

Cách điều trị mụn cóc hiệu quả ngay tại nhà

Có rất nhiều phương pháp điều trị mụn cơm (mụn cóc) khác nhau. Mỗi phương pháp điều đều có những ưu và nhược riêng. Vì vậy,  tùy theo vị trí, số lượng, mức độ tiến triển và lây lan của mụn cóc, đặc điểm cơ địa, tính chất làn da, độ tuổi, nhu cầu và điều kiện tài chính,… người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn cách điều trị mụn cóc tốt nhất.

Mặc dù,hiện nay những cách trị mụn cóc bằng mẹo, thuốc trị mụn cóc gia truyền hay các bài thuốc trị mụn cóc dân gian (cách trị mụn cóc bằng lá tía tô, cách trị mụn cóc bằng tỏi, cách trị mụn cóc bằng vỏ chuối, cách trị mụn cóc bằng đu đủ xanh, cách trị mụn cóc bằng lô hội,…) vẫn được nhiều người áp dụng bởi tính tiện lợi và tiết kiệm.

Phương pháp điều trị ngay tại nhà

Tuy nhiên, những mẹo truyền miệng này vẫn chưa được chứng minh tính hiệu quả, hoặc nếu có cũng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài để nhận thấy sự cải thiện. Ngoài ra, cách trị mụn cóc tại nhà dân gian bằng các nguyên liệu tự nhiên không đúng cách có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn như nhiễm trùng hoặc lây lan diện rộng.

Chính vì thế, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tìm đến các phòng khám da liễu/ spa/ thẩm mỹ viện uy tín để điều trị mụn cơm tại nhà bằng các phương pháp hiện đại.

Dưới đây là một số phương pháp trị mụn cóc được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện da liễu / spa / thẩm mỹ viện trị mụn lớn.

Thuốc bôi trị mụn cơm (mụn cóc)

Cách trị mụn cơm đơn giản nhất chính là sử dụng thuốc trị mụn cơm. Đối với các tình trạng mụn cơm (mụn cóc) mức độ nhẹ, mụn cóc mọc ở các vùng da nhạy cảm, bác sĩ sẽ thường kê toa các loại thuốc trị mụn cóc tại nhà có chứa thành phần Acid Salicylic, Imiquimod, Tretinoin, Trichloroacetic acid (TCA)… hoặc các loại kem trị mụn cơm (mụn cóc), gel trị mụn cơm (mụn cóc) giúp làm giảm tăng sinh sừng và làm mỏng các lớp da dày do mụn cóc.Thuốc bôi để điều trị mụn cơm

Thông thường, 70% các nốt mụn cóc nhỏ và có ít triệu chứng bất tiện sẽ lành trong vòng 12 tuần thoa thuốc mỗi ngày.Để đạt hiệu quả trị mụn tốt nhất, người bệnh cần thực hiện bôi thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Với trẻ em, thông thường các bác sĩ sẽ thoa lên mụn cơm một ít axit nhẹ. Sau đó lấy đi các lớp da bị đốt bởi axit rồi thoa mỡ vaseline và dán băng đè lên trên cho đến lần thoa axit tiếp theo. Cần lưu ý là bất kỳ mẩu da nào tróc khỏi mụn cơm cũng có thể làm lây sang chỗ khác.

Áp lạnh

Phương pháp áp lạnh điều trị mụn

Phương pháp này còn có tên gọi là phun nitơ lỏng. Bác sĩ/ chuyên gia da liễu sẽ tiến hành phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm, hơi lạnh ở mức nhiệt độ -1960 C sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn cơm, làm mô chết tự bong ra trong một tuần sau đó. Phương pháp áp lạnh tương đối hiệu quả trong điều trị mụn cơm khô, tuy nhiên, tác dụng phụ của nó là có thể gây sưng đau, phồng rộp da và để lại sẹo.

Phẫu thuật

Phẫu thuật để điều trị mụn

Với phương pháp tiểu phẫu mụn cóc, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các dụng cụ y tế để cắt bỏ hoàn toàn các nốt mụn cóc ra khỏi da, sau đó khâu kín lại.

Nhược điểm của phẫu thuật là gây chảy máu, tổn thương da, nguy cơ dị ứng thuốc tê và để lại sẹo, nhất là khi trị mụn cơm trên mặt.

Vi phẫu

Vi phẫu là biện pháp cắt hoặc đốt mụn cơm (mụn cóc) bằng dao điện. Vi phẫu cũng được đánh giá là liệu pháp điều trị mụn cơm nhanh nhất. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là để lại sẹo nên thường chỉ được áp dụng cho các nốt mụn cơm ở phía lưng hay, lòng bàn chân, hoặc trong trường hợp người bệnh không đáp ứng được các biện pháp điều trị khác.

Phẫu thuật Laser

Điều trị mụn cơm bằng laser là phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Các tia laser được phát ra với mức năng lượng cao giúp tác động sâu vào các lớp biểu bì da, nhanh chóng đốt cháy và phá hủy mụn cơm (mụn cóc) mà không gây xâm lấn những vùng da xung quanh.

Điều trị mụn cơm bằng laser

Hơn hết, phương pháp này cũng ít gây ra biến chứng hơn so với phương pháp áp lạnh (phun nitơ lỏng) hay vi phẫu, phẫu thuật thông thường.

Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu kỹ cơ sở trị mụn cóc uy tín, để được các bác sĩ/ chuyên viên/ kỹ thuật viên giỏi tiến hành đốt mụn cóc bằng công nghệ laser một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Phòng ngừa bệnh mụn cơm

Mắc dù đã có được những cách trị mụn cóc hiệu quả, tuy nhiên việc mọc mụn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cách sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của bạn. Dưới đây là một số cách phòng ngừa mụn cơm:

Cách phòng ngừa mụn cơm hiệu quả

  • Không có cách điều trị mụn cóc nào hiệu quả tuyệt đối, hoàn toàn có thể loại bỏ mụn cóc “vĩnh viễn”. Do đó, bạn cần có các phương pháp phòng ngừa nhằm hạn chế tối đa sự hình thành, lây lan và tái phát mụn cóc

  • Không cắt, không cắn móng tay, hay cạo gãi mụn cơm (mụn cóc) để tránh virus lây lan.

  • Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cơm (mụn cóc).

  • Luôn giữ bàn tay, bàn chân được khô ráo. Nếu bàn chân đổ mồ hôi nhiều cần đi tất hút ẩm,  hạn chế đi chân trần ở các nơi công cộng như hồ bơi, phòng tập,… vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho mụn cóc sinh sôi và phát triển.

  • Không dùng chung vật dụng cá nhân (như khăn tắm, đồ bấm móng tay) và không chạm vào mụn cóc của người khác, để tránh virus lây truyền.

  • Che chắn mụn cơm (mụn cóc) bằng băng keo cá nhân đến khi chúng lành để hạn chế lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

  • Tiêm vaccine phòng tránh mụn cơm (mụn cóc). Hiện nay, Việt Nam có 2 loại vaccine ngừa mụn cơm là: vaccine giúp phòng ngừa 2 tuýp (16,18) và  vaccine giúp phòng ngừa 4 tuýp (6, 11, 16, 18).

  • Đến các bệnh viện da liễu/ cơ sở y tế/ phòng khám hoặc thẩm mỹ viện trị mụn uy tín để được thăm khám và điều trị mụn tốt nhất.

Bài viết cùng chủ đề:

--> Mụn cóc trên mặt và những điều bạn cần biết

--> 15+ Cách trị mụn bằng rau diếp cá hiệu quả, đơn giản ngay tại nhà

--> Top 10+ serum trị sẹo rỗ được rất nhiều người tin dùng hiện nay

Lời kết

Bài viết trên đây của Thẩm mỹ Ula đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về mụn cơm (mụn cóc), cách phòng ngừa và cách trị mụn cóc hiệu quả. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin mới nữa nhé! Nếu bạn có những thắc mắc nào về mụn cơm thì có thể bình luận ngay vào bên dưới để chúng tôi có thể giải đáp ngay cho bạn. Cam ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi.