Mụn cóc trên mặt và những điều bạn cần biết

Mụn cóc trên mặt

Mụn cóc trên mặt không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến chị em kém tự tin vì mất thẩm mỹ. Cùng Thẩm mỹ Ula tìm hiểu về mụn cóc ở bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết mụn cóc trên mặt

Mụn cóc trên mặt là sự xuất hiện của các nốt nhỏ li ti ở các vị trí trên gương mặt, với kích thước từ 2-3mm. Đặc biệt chúng còn có khả năng lây lan cao, chỉ từ 1-2 nốt nhỏ sau một thời gian có thể lan ra xung quanh, gây mất thẩm mỹ.

Những dấu hiệu khi mọc mụn cóc

Một số đặc điểm của mụn cóc như:

  • Mụn có thường có vẻ sần sùi, thô ráp

  • Hơi đau nhức khi ấn vào các nốt mụn

  • Mụn cóc có màu nâu hoặc xám

  • Mụn cóc có dạng phẳng thường gặp ở trẻ em và giai đoạn dậy thì

  • Mụn cóc dạng nhú có xu hướng nhú lên da từ 1-4mm, đau nhức và khó chịu

Nguyên nhân gây ra mụn cóc ở trên mặt

Nguyên nhân gây mụn cóc trên mặt được chia làm 2 loại chính:

HPV là nguyên nhân gây mụn cóc

  • Nguyên nhân trực tiếp: hình thành bởi chủng virus HPV, tồn tại chủ yếu ở những nơi có độ ẩm cao như âm hộ, âm đạo, bao quy đầu,… sau đó tận dụng các vết thương hở và xâm nhập vào cơ thể. Sau thời gian ủ bệnh, HPV sẽ kích thích quá trình tăng sinh các mô biểu bì, nhìn sần sùi như da của con cóc.
  • Nguyên nhân gián tiếp: do thói quen sinh hoạt như sử dụng chung đồ đạc cá nhân như bấm móng tay, khăn tắm, hoặc thường xuyên chạm vào da của người khác cũng khiến mụn cóc lây lan.

Các loại mụn cóc trên khuôn mặt

Các loại mụn cóc trên khuôn mặt có thể gây khó chịu và mất đi tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Dưới đây là một số loại mụn cóc phổ biến trên khuôn mặt

Mụn cóc phẳng

Mụn cóc phẳng trên mặt

Mụn cóc phẳng trên mặt thường xuất hiện thành từng chấm li ti ở trán và má, có kích thước rất nhỏ nhưng lại mọc thành từng cụm lớn. Mụn cóc phẳng có độ nhẵn mịn hơn các loại mụn cóc khác, có nhiều màu sắc từ màu nude, hồng, nâu vàng.

Mụn cóc Filiform (dạng nhú)

Mụn cóc Filiform

Mụn cóc Filiform nhọn và nhú cao ra khỏi da, có thể cùng màu với da, màu hồng hoặc màu nâu sẫm hơn màu da xung quanh. Nếu chúng xuất hiện ở vùng da quanh mắt hoặc các nếp gấp khác có thể sẽ gây ngứa và khó chịu.

Cách chữa mụn cóc trên mặt

Dưới đây là một số hướng dẫn cách trị mụn cóc trên mặt:

Cách trị mụn cóc trên mặt tại nhà

Chiết xuất tỏi

Tỏi chứa thành phần allium sativum – đây là một hợp chất có đặc tính chống virus. Phương pháp sử dụng tỏi để trị mụn là một trong những cách xóa mụn cóc trên mặt được nhiều người được nhiều người biết đến.

Sử dụng tỏi để trị mụn

Bạn có thể nghiền nát một tép tỏi tươi và đắp trực tiếp vào nốt mụn cóc, sau đó dùng băng dán kín và đều đặn thực hiện mỗi ngày.

Tuy nhiên cần lưu ý, tỏi cũng là một chất gây bỏng hóa học trên da. Vì vậy khi đắp tỏi lên da và có cảm giác ngứa rát thì hãy lập tức gỡ bỏ miếng tỏi và rửa sạch mặt lại với nước.

Nước chanh

Dùng chanh trị mụn cóc

Trong chanh có thành phần Axit Citric có tác dụng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt sạch sẽ những vi khuẩn gây mụn trên mặt. Tuy nhiên cần lưu ý không nên thoa chanh nguyên chất lên toàn bộ gương mặt vì dễ gây tổn thương da.

Thay vào đó cần nên sử dụng hỗn hợp nước chanh pha loãng, thoa trực tiếp lên nốt mụn cóc và thực hiện liên tục trong khoảng 6 tuần.

Giấm táo

Sử dụng giấm táo

Giấm táo có chứa rất nhiều loại axit giúp làm mềm da, kháng khuẩn cao đồng thời tẩy tế bào chết giúp bào mòn mụn cóc. Chỉ cần dùng bông gòn thấm vào giấm táo và để lên nốt mụn cóc, sau đó sử dụng băng cá nhân băng lại và để qua đêm.

Thường xuyên áp dụng cách trị mụn cóc này từ 1- 2 tuần, mụn cóc sẽ tự rụng đi mà không gây đau đớn.

Nước ép dứa

Nước ép dứa có chứa các enzyme giúp đốt cháy mụn cóc trên mặt. Cách thực hiện rất đơn giản, thấm nước ép dứa vào một miếng bông tẩy trang và áp trực tiếp lên mụn cóc trước khi đi ngủ. Kiên trì đều đặn thực hiện trong thời gian dài sẽ thấy được kết quả.

Nước ép dứa

Lưu ý khi điều trị mụn tại nhà:

  • Không được tự ý chữa trị mụn cóc ở gần khu vực mắt hoặc trong mũi

  • Không nên sử dụng axit salicylic lên mặt hoặc cổ vì dễ bị kích ứng

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước và hết sức cẩn thận khi áp dụng các biện pháp trị mụn tại nhà.

  • Nếu mụn bị sưng tấy, cảm giác đau nhức thì nên ngừng sử dụng các biện pháp trị mụn cóc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Điều trị mụn cóc ở mặt bằng công nghệ

Một số phương pháp điều trị mụn cóc ở mặt bằng công nghệ được nhiều người biết đến như:

Thuốc Cantharidin

Bác sĩ da liễu thường sẽ sử dụng cantharidin – thuốc trị mụn cóc trên mặt hoặc hỗn hợp hóa chất này kết hợp với một số hoạt chất khác để thoa lên mụn cóc.

Sử dụng thuốc Cantharidin

Khi đó một vết phồng rộp do bỏng hóa chất sẽ xuất hiện tại vị trí của nốt mụn cóc. Sau đó mụn lập tức được loại bỏ tuy nhiên điều này có thể khiến bạn bị đau và không phải ai cũng áp dụng phương pháp này được.

Liệu pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng

Liệu pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng

Phương pháp áp lạnh thường được bác sĩ thực hiện bằng cách tiêm hoặc bôi nitơ lỏng vào mụn cóc, sau đó đóng băng chúng ở nhiệt độ cực thấp (-196 độ C).

Một liệu trình như vậy sẽ cần thực hiện nhiều lần trong suốt 2-3 tuần để có được hiệu quả trị mụn cóc.

Dùng nitơ lỏng trị mụn cóc

Tuy nhiên, trị mụn bằng phương pháp áp lạnh sẽ gây sẹo và mất sắc tố vĩnh viễn, do đó người có màu da sáng hoặc sậm màu không nên điều trị áp lạnh.

Phẫu thuật cắt bỏ

Phẫu thuật cắt bỏ

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ thường được chỉ định để loại bỏ mụn cóc Filiform (dạng nhú). Bác sĩ sẽ dùng dao mổ để cạo và cắt bỏ mụn cóc. Tuy nhiên phương pháp này cần kết hợp các phương pháp điều trị khác để tránh để lại sẹo.

Đốt điện và nạo

Đây là biện pháp kết hợp giữa đốt cháy mụn cóc bằng điện và nạo thủ công. Khi kết hợp cùng nhau, hai biện pháp sẽ đồng thời hỗ trợ nhau, giúp nâng cao hiệu quả điều trị mụn.

Biện pháp ngăn ngừa mụn cóc ở mặt

Để ngăn ngừa nổi mụn cóc trên mặt, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Giữ bàn tay luôn sạch sẽ và không chạm vào mặt để tránh virus HPV lây lan

  • Không chạm vào mụn cóc của người khác, cần rửa tay sạch nếu vô tình chạm phải

  • Không sử dụng đồ trang điểm hoặc thuốc nhỏ mắt của người khác

  • Nếu có vết thương hở do tổn thương hoặc kích ứng cần dùng băng dán che phủ vết thương

  • Điều trị mụn cóc ngay khi vừa phát hiện, tránh để lâu mụn sẽ lây lan

  • Tiêm phòng HPV để ngăn ngừa mụn và hạn chế các bệnh ung thư khác

  • Khi rửa mặt hoặc chăm sóc da, nên hạn chế tối đa việc cọ xát tránh làm trầy xước da

Biện pháp ngăn ngừa mụn cóc

  • Nhẫn, đồng hồ, vòng tay,.. nên được tháo bỏ để tránh làm tổn thương da trong khi chăm sóc da.

  • Tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều bụi bẩn, vi rút.

  • Không nên tự điều trị mụn cóc ở nhà, nhất là các khu vực mụn ở quanh mắt để tránh gây nguy hiểm.

Xem thêm bài viết liên quan:

--> Gợi Ý Cách Trị Mụn Ở Giữa 2 Lông Mày An Toàn Và Hiệu Quả Nhất

--> Mụn Cục Cứng Dưới Da: Nỗi Ám Ảnh Của Nhiều Người Và Cách Giải Quyết Hiệu Quả

--> Uống thuốc trị mụn có gây vô sinh không? Giải đáp thắc mắc

Bài viết trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị mụn cóc trên mặt. Hi vọng với những kiến thức bổ ích này bạn sẽ có thêm kiến thức để ngăn ngừa và điều trị mụn cóc. Nếu bạn còn có những câu hỏi hay thắc mắc nào khác hãy liên hệ với Thẩm mỹ Ula để được giải đáp chi tiết.