Trong những năm gần đây, những bài quảng cáo rượu thuốc trị mụn được lan truyền và nổi lên rầm rộ trên khắp các trang mạng xã hội. Khiến nhiều người thi nhau sử dụng mặc cho những thông tin về rượu thuốc vẫn còn rất mơ hồ. Vậy, việc dùng rượu thuốc trị mụn có tốt không? Hãy cùng Thẩm mỹ Ula khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Rượu thuốc là gì?
Trước khi tìm hiểu dùng rượu thuốc trị mụn có tốt không, bạn cần nắm rõ được rượu thuốc trị mụn là gì, khi nào thì ngưng bôi rượu thuốc để có một cái nhìn khách quan hơn cho bản thân.
Trước đây rượu thuốc vốn được dùng để xoa bóp chân tay, trị đau nhức cơ,…Tuy nhiên, không hiểu bắt nguồn từ đâu, trong khoảng thời gian trở lại đây, bỗng xuất hiện hàng loạt các quảng cáo tung hô những công dụng “thần kỳ” của rượu thuốc đối với làn da.
Đính kèm là những nhãn mác “tự xưng”: gia truyền, lâu đời, trị mọi loại mụn (từ mụn cám, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn trứng cá, mụn ẩn, cho đến mụn bọc, mụn viêm…), “đánh bay” nám, tàn nhang, phục hồi da bị tổn thương, dưỡng da trắng mịn,…
Vậy, thực sự việc “Dùng rượu thuốc trị mụn có tốt không?”, “Rượu thuốc trị mụn có hại không?”, “Có nên sử dụng rượu thuốc trị mụn?”,… vẫn là thắc mắc chung của rất nhiều người. Vì những thông tin về “thần dược” trị mụn này không hề rõ ràng, thuyết phục. Trên thực tế, hầu hết những chai rượu thuốc tự pha chế vốn là hỗn hợp của các loại rễ cây, một số loài bò sát,… được ngâm với rượu tinh khiết có nồng độ cồn cao.
Do đó, chúng chưa được Bộ Y Tế kiểm định qua về thành phần nguyên liệu, liều lượng, công thức khoa học,… hay bất kỳ công dụng trị mụn nào. Thậm chí phần lớn những người sử dụng rượu thuốc không rõ nguồn gốc đều phải “gánh chịu” những hậu quả tiêu cực về da.
Dùng rượu thuốc trị mụn có tốt không?
Vậy, dùng rượu thuốc bắc trị mụn có tốt không? Rượu thuốc trị mụn có hại không?
Lợi dụng những lợi ích trước mắt mà sản phẩm trị mụn mang lại, các cơ sở sản xuất rượu thuốc đã đánh vào tâm lý cả tin của người tiêu dùng và quảng bá với tốc độ chóng mặt. Vì rượu vốn là chất gây bào mòn da, gây khô và bong tróc lớp sừng chết trên da nhanh gấp nhiều lần so với tiến trình tái tạo da tự nhiên.
Theo cơ chế thông thường, cứ khoảng 21 ngày thì 1 lớp tế bào sừng chết mỏng trên da mới được bong đi, trong khi đó, nếu xài rượu thuốc trị mụn thì thời gian thay da chết chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần. Và một khi lớp sừng sần sùi ở thượng bì được “lột bỏ”, các đám mụn, nám, sẹo, rỗ li ti trên bề mặt cũng theo đó mà mất dần đi. Do đó, người dùng sẽ nhận thấy làn da mặt đầy mụn của mình bỗng trở nên sáng mịn, mềm mại hơn.
Xem thêm bài viết liên quan:
--> [Bật Mí] 7+ Cách trị mụn nhọt ngay tại nhà an toàn và hiệu quả
—> Nano Curcumin là gì? Những công dụng từ Nano Curcumin vô cùng hiệu quả
--> Cần tây trị mụn | Bí quyết cho làn da sáng mịn, rạng rỡ
Nhưng cũng chính vì tốc độ tẩy da diễn ra quá nhanh, không thuận theo trình tự tự nhiên mà quá trình nuôi dưỡng và tái tạo da non không được đảm bảo. Khiến không ít người phải “trả giá đắt” cho sức khỏe và vẻ đẹp của làn da.
Vì thế, đối với câu hỏi: “Dùng rượu thuốc trị mụn có tốt không?”, theo những tư vấn từ các chuyên gia, bạn không nên bôi bất kỳ loại thuốc nào lên trên mặt mà chưa có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ da liễu.
Những tác hại khôn lường của việc dùng rượu thuốc trị mụn lên da
Những tác hại khôn lường của việc dùng rượu thuốc trị mụn
Gây bào mòn da
Tuy nồng độ cồn cao của rượu nguyên chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bám trên da, nhưng đồng thời cũng loại sạch lớp dầu nhờn tự nhiên của bề mặt. Do đó, theo thời gian, thành phần nguyên liệu trong rượu thuốc sẽ bào mòn khiến da trở nên khô khốc, bong tróc, mỏng yếu.
Khiến da cực kỳ nhạy cảm
Lượng cồn cao và các thành phần không xác định trong những sản phẩm rượu thuốc trị mụn trôi nổi trên thị trường không những gây khô yếu, mài mòn da mà còn kéo theo những triệu chứng như: dị ứng, nổi mẩn, sưng tấy, phỏng rát, phồng rộp,…cho người dùng.
Bên cạnh đó, một khi lớp biểu bì của da bị “bóc” đi đột ngột, lớp trung bì “non” mới được thay thế sẽ không thể bảo vệ tốt cho da trước các tác động xấu từ môi trường như: bụi bẩn, vi khuẩn, tia UV,… Lớp da mỏng yếu sẽ dễ bị kích ứng và tổn thương hơn bao giờ hết.
Lão hóa sớm
Những tác động tiêu cực từ thành phần của rượu thuốc và môi trường xung quanh sẽ làm các sợi collagen và elastin bị đứt gãy, phá hủy cấu trúc da, cộng với sức đề kháng của da kém,… khiến da khó có thể phát triển theo chu trình tự nhiên, bị giảm khả năng phục hồi sau tổn thương.
Vì thế, kết quả của việc bỏ qua lời khuyên khi thắc mắc dùng rượu thuốc trị mụn có tốt không, là da bị “tấn công” bởi các dấu hiệu lão hóa, như: khô ráp, nhăn nheo, chùng nhão, xuất hiện ngày càng nhiều nếp nhăn, vết chân chim, vết thâm, nám, tàn nhang, sạm màu,…
Giãn mao mạch, gây teo da
Ở giai đoạn này, làn da đã bị nhiễm độc nặng, bộ khung collagen nâng đỡ da bị hủy hoại “nặng nề”, làm giãn các mao mạch và gây nên hiện tượng teo da. Hoặc kèm theo các dấu hiệu viêm da, mụn trứng cá nặng, mụn nước, mụn tiết dịch vàng,…
Vậy nên, việc sử dụng rượu thuốc trị mụn chỉ làm lớp da mụn trở nên mịn đẹp trong thời gian đầu. Sau khi ngưng sử dụng sản phẩm, làn da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
Cách phục hồi da mặt nếu lỡ dùng rượu thuốc trị mụn
Với những tác hại “khủng khiếp” của rượu thuốc đối với làn da mà Thẩm mỹ viện Ula chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã có được cho mình câu trả lời liệu rằng dùng thuốc rượu trị mụn có tốt không. Nếu bạn không may là nạn nhân của “trò lừa bịp” mang tên rượu thuốc trị mụn, trắng da. Hãy nhanh chóng tìm cách chữa trị kịp thời để tránh để lại những di chứng “vĩnh viễn” trên da. Vì chúng không những gây mất thẩm mỹ gương mặt, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin và cả sự nghiệp trong tương lai của bạn.
Sau khi bạn đã có câu trả lời liệu “Dùng rượu thuốc trị mụn có tốt không?” hay “Sử dụng thuốc rượu trị mụn có tốt không?”.
Ngay sau đây, Thẩm mỹ viện Ula sẽ hướng dẫn cho bạn những bước cơ bản mà vô cùng quan trọng để “cứu vãn” làn da tổn thương khi lỡ dùng rượu thuốc trị mụn. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
-
Bước đầu tiên, bạn hãy ngừng sử dụng ngay hỗn hợp rượu thuốc để làn da không còn bị “tra tấn” bởi các chất độc hại nào thêm nữa.
-
Sau đó, bạn cần phải vệ sinh da mặt đúng cách, bằng nước muối sinh lý, nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ các tạp chất từ rượu thuốc còn đọng trên da.
-
Tiếp theo, bạn cần đến ngay các bệnh viện/ cơ sở thẩm mỹ có uy tín để được thăm khám kỹ lưỡng và lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng da.
-
Cuối cùng, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ/ chuyên gia da liễu để nhanh chóng phục hồi sức khỏe làn da.
Trị mụn, làm đẹp da là nhu cầu thiết yếu của mọi người, tuy nhiên giữa thị trường mỹ phẩm phức tạp như hiện nay, bạn hãy sáng suốt để tìm kiếm cho mình phương pháp chăm sóc da an toàn và hiệu quả. Đừng vì chút lợi ích trước mắt, những tin đồn thất thiệt, hay những lời quảng cáo “tâng bốc” thiếu cơ sở về những sản phẩm làm đẹp không được chứng thực mà “đánh đổi” sức khỏe và vẻ đẹp của mình, bạn nhé!
Vậy là Thẩm mỹ Ula đã tháo gỡ cho bạn khúc mắc rằng dùng rượu thuốc trị mụn có tốt không. Hy vọng, với những chia sẻ của Ula về rượu thuốc, về những tác hại của việc dùng rượu thuốc trị mụn với da cũng như cách “giải cứu” vùng da tổn thương khi lỡ dùng rượu thuốc, bạn sẽ sớm phục hồi vẻ đẹp của bản thân.
Nếu bạn đang lo lắng về mụn hay bất cứ vấn đề nào khác về da, hãy liên hệ ngay với Thẩm mỹ Ula để được tư vấn các dịch vụ trị mụn và hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúc các bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc!